Danh Sách Pokemon Hệ Cỏ Được Xếp Hạng Mạnh Nhất
Các tín đồ yêu truyện tranh và phim hoạt hình Pokemon có lẽ không còn quá xa lạ với các Pokemon hệ Cỏ. Đây là một trong ba hệ cơ bản trong thế giới Pokemon bên cạnh hệ Nước và hệ Lửa. Trong bài viết này, hãy cùng POPS Kids điểm qua các Pokemon hệ Cỏ và bảng xếp hạng Pokemon hệ cỏ theo sức mạnh. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Xem nhanh
Các Pokemon hệ cỏ mạnh nhất
1. Celebi
Thường được tìm thấy trong các khu rừng, Celebi là một Pokémon thần thoại hệ cỏ, được biết đến trong truyền thuyết với cái tên “Tiếng nói của khu rừng.” Nó có thể du hành xuyên thời gian và tồn tại đồng thời trong suốt các giai đoạn thời gian. Như đã thấy trong anime, Celebi đã chết vẫn có thể sống lại và phục hồi sức khỏe hoàn hảo. Celebi cũng có khả năng chữa lành vết thương. Trong Pokémon Colosseum, Celebi có thể khiến bất kỳ Pokémon Bóng tối nào bị thanh tẩy và có thể được triệu hồi tại Relic Forest bằng giai điệu của Cây sáo thời gian.
2. Parasect
Parasect là giai đoạn tiến hóa cuối cùng của Paras và được xếp vào Pokemon Nấm. Nếu để ý kĩ thì bạn sẽ nhận ra Parasect được kết hợp từ parasite (ký sinh) và insect (côn trùng). Như vậy, bản chất của Pokemon này là một con bọ bị nhiễm nấm ký sinh.
Pokemon hệ cỏ Parasect thường sống ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng và hút chất dinh dưỡng từ cành cây để duy trì sự sống. Sau khi hút hết năng lượng từ vật chủ, cây nấm rải bào tử lên trứng của con bọ. Nếu cây nấm rụng thì con bọ cũng ngừng di chuyển.
>>> Xem ngay phim hoạt hình Pokemon mùa 23: Pokemon Journey
3. Victreebel (Utsubot)
Victreebel là một trong những Pokemon hệ Cỏ mạnh nhất và không quá khó để tiến hóa trong Pokemon. Về chỉ số tấn công của Pokemon này không có gì phải bàn cãi với chỉ số CP (combat power) lên đến 2531 điểm. Tuy nhiên về khả năng phòng thủ của Victreebel cần phải xem xét lại khi bạn lựa chọn nó về đội của mình.
Với hương thơm ngọt ngào từ mật ong, Victreebel luôn biết cách dụ con mồi vào miệng và tiêu diệt chúng bằng chất độc. Chất độc này thực chất là một loại axit hòa tan. Khi bất cứ thứ gì rơi vào miệng của Pokemon này thì đều sẽ bị tan chảy.
4. Vileplume (Ruffresia)
Pokemon Vileplume là dạng tiến hóa cuối cùng sau Gloom. Tên gọi của Pokemon này là sự kết hợp giữa vile (mùi hôi) và plume (phát tán). Tuy có vẻ ngoài là bông hoa đỏ rực rỡ nhưng lại ẩn chứa lượng độc tố cao của phấn hoa và mùi hôi để tiêu diệt kẻ thù.
Những cánh hoa của nó càng lớn thì càng chứa nhiều phấn hoa độc. Vileplume thực hiện động tác vỗ cánh hoa để phát tán phấn hoa độc làm tê liệt và gây dị ứng cao. Các cánh hoa được sử dụng để thu hút con mồi, tạo cơ hội cho Vileplume phun các bào tử độc. Khi con mồi bất động, Pokémon này sẽ bắt và tiêu hóa chúng. Vì vậy, bạn không nên đến gần bất kỳ loài hoa nào trong rừng, cho dù nó có đẹp đến đâu.
>>> Xem trọn bộ phim hoạt hình Pokemon trên POPS
5. Venusaur (Fushigibana)
Venusaur là một trong những thành viên lâu đời nhất của Pokemon. Tuy không nổi tiếng như các Pokemon đời đầu khác nhưng Venusaur vẫn thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình hay trailer giới thiệu game Pokemon mới. Pokemon này được tiến hóa từ Ivysaur và mang song hệ là Cỏ và Độc.
Venusaur là một trong những Pokemon khởi đầu hệ cỏ được lựa chọn trong nhiều trận chiến bởi khả năng chiến đấu ở nhiều vai trò và phát huy sức mạnh ở nhiều chiến thuật. Venusaur tận dụng bông hoa trên thân mình để hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa nó thành năng lượng, mang lại màu sắc sặc sỡ cho hoa.
Hoa tỏa ra hương thơm dịu nhẹ thu hút các con mồi. Mùi hương này sẽ trở nên mạnh và nồng hơn sau những cơn mưa. Trong anime, Venusaur có khả năng thao túng thiên nhiên và sống phổ biến các khu vực đồng cỏ.
6. Exeggutor (Nassy)
Exeggutor có ngoại hình cao lớn với hai chân và ba đầu như quả dừa. Chân và thân của nó giống như một thân cây, hai chân có hai ngón rất dày. Mỗi quả dừa là một cái đầu tư duy độc lập.
Tuy nhiên, chúng tỏ ra khá thân thiện và không bao giờ cãi vã. Cả ba sử dụng thần giao cách cảm để thảo luận trước khi đưa ra quyết định chung cuối cùng. Khi mỗi cái đầu muốn đi theo một hướng khác nhau, Pokemon Exeggutor sẽ không thể di chuyển được.
Exeggutor chiến đấu với kẻ thù bằng khả năng ngoại cảm. Mỗi cái đầu của Pokemon này bắn ra năng lượng tâm linh, giúp nó tăng sức tấn công lên gấp ba lần. Khi ba đầu kết hợp với nhau sẽ tạo ra sức mạnh tâm linh rất lớn để khống chế kẻ thù.
Riêng tại vùng Alola, Exeggutor có ngoại hình khá khác biệt khi có thân cao và thon thả hơn. Pokemon hệ cỏ Alola này còn bị trêu chọc là phiên bản người mẫu “fake” của chính chủ nữa đấy!
7. Sceptile (Jukain)
Các chiêu thức của Pokemon hệ cỏ Sceptile nổi tiếng nhất là đòn tấn công Leaf Blade gây sát thương cực cao. Trong phim hoạt hình, Sceptile là Pokemon hệ cỏ của Satoshi được cậu bé vô cùng tin tưởng ở vùng Hoenn. Chiến thắng ấn tượng của Sceptile là trận chiến với Walrein và đối thủ Ice Beam ở trận tứ kết.
Sức mạnh của Sceptile càng được thể hiện rõ hơn khi nó là Pokemon chủ lực của Shota (đối thủ của Satoshi). Sau khi tiến hóa lên Mega, Pokemon hệ cỏ mega này có thêm hệ Rồng và tích hợp khả năng kháng điện nên dễ dàng hạ gục Raichu.
Đuôi của Sceptile sau khi tiến hóa Mega to hơn rất nhiều. Nó có thể tách một phần đuôi ra và bắn vào đối thủ như tên lửa. Chiếc đuôi tách rời vẫn có thể tái sinh miễn là nó có năng lượng để duy trì quá trình tiến hóa Mega.
8. Roserade
Roserade là Pokémon song hệ Cỏ – Độc được giới thiệu trong Thế hệ IV. Roserade tiến hóa từ Roselia khi tiếp xúc với Shiny Stone và cũng là dạng tiến hóa cuối cùng của Budew.
Roserade là một Pokémon hệ cỏ dễ thương có hai chân với ngoại hình kết hợp các đặc điểm của hoa hồng và trang phục hóa trang. Nó có mái tóc làm từ những cánh hoa hồng trắng, và chiếc áo choàng màu xanh lá cây với chiếc vòng màu vàng giống chiếc vòng đeo trên cổ.
Tuyệt chiêu của Roserade là dụ con mồi bằng mùi thơm ngọt ngào. Chất độc của nó càng mạnh thì mùi thơm sẽ càng ngọt. Mỗi tay của Roserade có 1 loại độc tố khác nhau, nhưng cả hai tay đều có thể đâm vào đối phương với sức mạnh gần như chết người. Cánh tay phải của Roserade chứa chất độc hoạt động nhanh hơn, trong khi cánh tay trái chứa chất độc hoạt động chậm hơn nhưng đều nguy hiểm đến tính mạng. Chiêu thức tấn công của Roserade vô cùng thanh lịch, được ví như một vũ công chuyên nghiệp.
>> Xem thêm các bảng xếp hạng Pokemon:
Các Pokemon hệ cỏ khác
Pokemon hệ cỏ thuần
- Tangela
- Chikorita
- Bayleef
- Meganium
- Bellossom
- Sunkern
- Sunflora
- Treecko
- Grovyle
- Sceptile
- Seedot
- Shroomish
- Cacnea
- Turtwig
- Grotle
- Cherubi
- Cherrim
- Carnivine
- Tangrowth
- Leafeon
- Shaymin
- Snivy
- Servine
- Serperior
- Pansage
- Simisage
- Petilil
- Lilligant
- Maractus
- Chespin
- Quilladin
- Skiddo
- Gogoat
- Fomantis
- Lurantis
- Bounsweet
- Steenee
- Tsareena
- Grookey
- Thwackey
- Rillaboom
- Gossifleur
- Eldegoss
- Sprigatito
Pokemon song hệ cỏ
Pokemon song hệ cỏ – độc:
- Bulbasaur
- Ivysaur
- Venusaur
- Oddish
- Gloom
- Vileplume
- Bellsprout
- Weepinbell
- Victreebel
- Roselia
- Budew
- Roserade
- Foongus
- Amoonguss
Pokemon song hệ cỏ – tâm linh:
- Exeggcute
- Exeggutor
Pokemon song hệ cỏ – rồng:
- Exeggutor Alolan
- Mega Sceptile
- Applin
- Flapple
- Appletun
Pokemon song hệ cỏ – bay:
- Hoppip
- Skiploom
- Jumpluff
- Tropius
- Shaymin Sky Forme
- Rowlet
- Dartrix
Pokemon song hệ cỏ – bóng tối:
- Nuzleaf
- Shiftry
- Cacturne
Pokemon song hệ cỏ – giác đấu:
- Breloom
- Lilligant Hisuian Form
- Virizion
- Chesnaught
- Decidueye Hisuian Form
Pokemon song hệ cỏ – đất: Torterra
Pokemon song hệ cỏ – tiên:
- Cottonee
- Whimsicott
- Morelull
- Shiinotic
- Tapu Bulu
Pokemon song hệ cỏ – băng:
- Snover
- Abomasnow
Pokemon song hệ cỏ – thép:
- Ferroseed
- Ferrothorn
Trên đây là danh sách đầy đủ các Pokemon thuộc hệ Cỏ mà POPS Kids tổng hợp được. Nếu là fan cứng của Pokemon thì đừng bỏ qua việc săn lùng những Pokemon này nhé. Còn bạn, Pokemon hệ Cỏ yêu thích nhất của bạn là gì? Đừng ngần ngại mà bình luận dưới đây cho POPS Kids và mọi người biết nhé!