Top 20 Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Cho Trẻ Em 2023

Vui Học -
Top 10 Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Cho Trẻ Em 2022

Mỗi dịp nghỉ lễ Tết, trẻ thường tập trung vào màn hình điện thoại hay xem tivi suốt cả ngày. Điều này có thể gây hại cho mắt và làm trẻ kém năng động. Vậy trò chơi Tết cho trẻ em nào có lợi cho trẻ? Hãy cùng POPS Kids điểm qua top 10 trò chơi dân gian ngày Tết để chơi cùng con trong dịp xuân 2022 đang cận kề. Cùng xem ngay nhé!

Ô Ăn Quan

Ô ăn quan là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em được yêu thích nhất. Bởi trò chơi này không chỉ có tính giải trí cao mà còn rèn luyện tư duy tính toán cho trẻ rất tốt. 

Ô Ăn Quan là trò chơi dân gian ngày Tết từng phổ biến khắp ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn khá ít trẻ em chơi trò chơi này.
Ô Ăn Quan là trò chơi dân gian ngày Tết từng phổ biến khắp ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn khá ít trẻ em chơi trò chơi này.

Các bước chuẩn bị và cách chơi cũng khá đơn giản nên trẻ có thể dễ dàng nắm bắt. Đầu tiên, bạn vẽ hình chữ nhật rồi chia thành mười ô vuông nhỏ ở hai bên, gọi là ô dân. Trong mỗi ô sẽ có 5 viên sỏi. Kế tiếp, bạn vẽ hai cung tròn ở hai đầu hình chữ nhật để tạo ô quan và chứa hai viên sỏi lớn.

Người chơi sẽ phân tích nên bắt đầu từ ô nào sao cho khi rải hết sỏi có thể ăn được càng nhiều quân cờ của đối phương càng tốt. Người thắng cuộc là người có tổng số điểm cao nhất khi trò chơi kết thúc.

Hiện nay, ô ăn quan đã có phiên bản sản xuất công nghiệp hiện đại với các quân cờ nhựa nhiều màu bắt mắt. Nếu bạn lo lắng trẻ chơi trên nền đất bị bẩn tay thì có thể mua hộp ô ăn quan nhựa nhé.   

Rồng Rắn Lên Mây

Rồng rắn lên mây từ lâu đã trở thành trò chơi ngày Tết được rất nhiều thế hệ trẻ em ưa chuộng. Trò chơi này mang tính tập thể cao, đòi hỏi tinh thần đoàn kết và phản xạ nhanh nhạy của người chơi. Khi tham gia chơi, trẻ sẽ học được cách liên kết với bạn bè và khả năng quan sát tư duy nhạy bén hơn. 

Trò chơi Rồng Rắn Lên Mây đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo cũng như tinh thần đoàn kết, khả năng ứng đối của các bé.
Trò chơi Rồng Rắn Lên Mây đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo cũng như tinh thần đoàn kết, khả năng ứng đối của các bé.

Luật chơi khá đơn giản như sau: có một bạn đóng vai chủ nhà/thầy thuốc và một nhóm nối đuôi nhau. Đoàn rồng rắn sẽ cùng hát bài đồng dao: “rồng rắn lên mây có cái cây nhúc nhích có chủ ở nhà không?”. Khi dứt lời, nhóm rồng rắn sẽ đứng đối diện với chủ nhà và hỏi xem cần khúc nào. Lúc này chủ nhà sẽ yêu cầu cần người đứng ở vị trí nào và bắt đầu rượt đuổi. Người đứng đầu hàng có nhiệm vụ dàng tay và điều khiển hướng sao cho chủ nhà không thể bắt lấy đồng đội của mình.

Bịt Mắt Bắt Dê

Trong ký ức của rất nhiều bạn, bịt mắt bắt dê chính là trò chơi dân gian ngày Tết gắn với tuổi thơ êm đềm bên những triền đê, con đường làng thân thương. Sau màn oẳn tù tì gay cấn, người thua sẽ bị bịt mắt và có nhiệm vụ truy đuổi những người khác. Khi bắt dính một bạn, người bịt mắt cần dựa theo đặc điểm rồi đoán trúng tên thì mới tính là thắng cuộc.

Bịt Mắt Bắt Dê phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và thường xuyên xuất hiện ở các dịp hội làng.
Bịt Mắt Bắt Dê phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và thường xuyên xuất hiện ở các dịp hội làng.

Bịt mắt bắt dê sẽ giúp con bạn trở nên năng động hơn nhờ vận động thể chất ở tần suất vừa phải. Đồng thời, trò chơi này cũng làm tăng độ nhạy cảm của các giác quan và ghi nhớ đặc điểm riêng của từng người. Nếu bạn chưa biết cho trẻ em chơi gì ngày Tết, thì hãy thử trò bịt mắt bắt dê này nhé.

Nhảy Lò Cò

Nhảy lò cò đã trở thành trò chơi dân gian ngày Tết quen thuộc và không thể thiếu đối với các bạn nhỏ. Sau giờ tan học hay những dịp lễ được nghỉ, những đứa trẻ tụ họp lại và cùng thi nhảy lò cò. Trò chơi này không giới hạn số người và không phân biệt nam nữ. Do đó, trẻ sẽ học được kỹ năng giao tiếp để trở nên hòa đồng với bạn bè hơn.

Nhảy Lò Cò là trò chơi đồng đội một chọi một nên không giới hạn người chơi.
Nhảy Lò Cò là trò chơi đồng đội một chọi một nên không giới hạn người chơi.

Một hình chữ nhật có kích thước lớn được vẽ trên nền đất. Các ô vuông sẽ được đánh số thứ tự bất kì. Lúc này, trẻ sẽ dùng dép (đá sỏi) thảy vào ô số rồi nhảy lò cò để nhặt dép về. Bạn nhỏ nào nhanh chân về đích trước sẽ giành được chiến thắng trong trò chơi này.

Đánh Đáo

Đánh đáo là cái tên không thể bỏ qua trong danh sách trò chơi ngày Tết cho trẻ em. Thậm chí, trò chơi này cũng rất được lòng người lớn trong mỗi dịp xuân về. Bạn chỉ cần đào một hố nhỏ, cắm cọc đánh dấu. Người chơi sẽ xếp theo thứ tự và đứng sau vạch kẻ. Mỗi người lần lượt tung đồng xu sao cho trúng vào hố. Sau khi hết xu trong tay, ai trúng đích nhiều hơn sẽ nhận được phần thưởng chiến thắng.

Đánh Đáo là trò chơi dân gian ngày Tết gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, nhất là đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng quê.
Đánh Đáo là trò chơi dân gian ngày Tết gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, nhất là đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng quê.

Ngày nay, đánh đáo không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết ở thôn quê mà còn được biết đến rộng rãi qua các buổi hội chợ xuân trên khắp mọi nơi. Nhờ thế, đánh đáo góp phần duy trì hồn quê và cho trẻ em có thêm nhiều lựa chọn vui chơi giải trí trong kỳ nghỉ Tết.

Xúc Xắc Xúc Xẻ

Xúc xắc xúc xẻ là một bài hát đồng dao lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Khi Tết đến, trẻ em sẽ đi thành từng đoàn và cất tiếng hát:

“Xúc xắc xúc xẻ 

Ông sống một trăm,

Thêm năm tuổi lẻ.

Vợ ông sinh đẻ

Đứa con tốt lành”

Kế đó, các em gõ cửa nhà và chúc Tết để nhận lộc hay tiền lì xì từ gia chủ. Đây không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết đơn thuần mà còn thể hiện nét văn hóa độc đáo. Trẻ chơi xúc xắc xúc xẻ sẽ học được những lời chúc tốt lành và biết cách lan tỏa niềm vui, may mắn cho những người thân yêu quanh mình.

Bạn nên hướng dẫn trẻ học thuộc các bài đồng dao trước khi bắt đầu chơi trò chơi Xúc Xắc Xúc Xẻ.
Bạn nên hướng dẫn trẻ học thuộc các bài đồng dao trước khi bắt đầu chơi trò chơi Xúc Xắc Xúc Xẻ.

>>> Xem ngay: Mầm Chồi Lá – Tập 7: Xúc Xắc Xúc Xẻ

Chi Chi Chành Chành

Chi chi chành chành là trò chơi dân gian ngày Tết thích hợp cho nhóm ít bạn hoặc trong gia đình nhỏ. Trò chơi gồm một người quản trò có nhiệm vụ xòe tay ra cho những người còn lại đặt ngón tay vào. Mọi người sẽ cùng hát bài đồng dao:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa mất cương

Ma vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào”.

Chi Chi Chành Chành là trò chơi đồng đội, thích hợp tổ chức tại các trường mầm non hoặc tiểu học nhằm gắn kết giữa các em học sinh.
Chi Chi Chành Chành là trò chơi đồng đội, thích hợp tổ chức tại các trường mầm non hoặc tiểu học nhằm gắn kết giữa các em học sinh.

Khi câu hát vừa dứt, người quản trò nắm tay lại và người khác phải rút tay ra ngay lập tức. Nếu ngón tay ai bị giữ lại, người đó sẽ bị phạt theo giao ước ban đầu. Trò chơi ngày Tết cho trẻ em này sẽ giúp con bạn luyện tập phản xạ nhanh nhẹn và phán đoán tình huống chính xác. Điều này rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

>>> Click xem ngay: Mầm Chồi Lá – Tập 142: Chi Chi Chành Chành

Kéo Co

Một trong những trò chơi dân gian ngày Tết thú vị phải kể đến là kéo co. Trò chơi này vô cùng sôi nổi đối với người tham gia lẫn người cổ vũ. Người chơi sẽ chia thành hai đội đứng ở hai đầu dây thừng. Khi hiệu lệnh vang lên, hai bên bắt đầu kéo để đưa đoạn vải đỏ ở giữa về phía mình. Trò chơi này không chỉ yêu cầu thể lực mà còn cần cả trí lực. Trẻ học được cách làm chủ tình huống và phân bố đội hình để tìm cách giành chiến thắng.

Kéo Co là trò chơi dân gian của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kéo Co là trò chơi dân gian của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Oẳn Tù Tì

Oẳn tù tì cũng là trò chơi dân gian ngày Tết dành cho trẻ chơi trong nhà. Trò chơi này chỉ cần hai người tham gia. Mỗi người sẽ ra dấu: kéo – búa –  bao cùng lúc để phân định thắng thua. Hình phạt dành cho người chơi có thể là cái bùng mũi nhẹ hoặc quẹt lọ. Tuy chỉ oẳn tù tì đơn giản, nhưng thực tế trẻ sẽ học được cách quan sát tinh tế vào nét mặt và biết phán đoán để ra dấu sao cho thắng đối thủ.

Oẳn Tù Tì là một trò chơi dân gian có từ lâu đời, không ai có thể nói chính xác nó xuất hiện từ khi nào.
Oẳn Tù Tì là một trò chơi dân gian có từ lâu đời, không ai có thể nói chính xác nó xuất hiện từ khi nào.

Cá Sấu Lên Bờ

Nếu muốn phân tán trẻ khỏi máy tính, điện thoại thì trò cá sấu lên bờ sẽ là một lựa chọn cực kỳ phù hợp. Trò chơi dân gian ngày Tết này yêu cầu trẻ phải vận động, giúp con bạn bớt thụ động và nâng cao sức khỏe. 

Trò chơi này phù hợp với các bé từ 6 tuổi trở lên, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở vì trò chơi đòi hỏi thể lực, không phân biệt giới tính.
Trò chơi này phù hợp với các bé từ 6 tuổi trở lên, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở vì trò chơi đòi hỏi thể lực, không phân biệt giới tính.

Luật chơi cụ thể như sau: có một bạn nhỏ sắm vai cá sấu, đứng ở vạch hoặc phía dưới thềm. Các trẻ còn lại sẽ nhân lúc cá sấu ngủ để xuống nước. Cá sấu có thể tỉnh giấc và đuổi bắt người chơi bất cứ lúc nào. Nếu bị cá sấu giữ lại “ăn thịt”, người đó sẽ thua và phải hoán đổi vị trí làm cá sấu tiếp theo.

Đấu Vật

Đây là một trong những trò chơi ngày Tết không thể thiếu trong những ngày hội xuân. Trò chơi vô cùng đơn giản, những người chơi sẽ được chia thành từng cặp để đối đầu với nhau. 

Hai người chơi sẽ phải thực hiện các kỹ thuật để làm sao có thể vật đối phương nằm xuống, lưng chạm đất. Để chiến thắng trò chơi này, người chơi không chỉ cần có sức khỏe mà còn phải có sự nhanh nhẹn và chiến thuật hợp lý, biết nắm bắt cơ hội ra đòn tấn công. Chính vì vậy, trò đấu vật là trò chơi phổ biến để các trai làng thời xưa chứng tỏ sức mạnh và trí thông minh của mình. 

những trò chơi ngày tết cho bé
Trận đấu vật diễn ra trong 1 vòng tròn hoặc sân đấu có độ rộng vừa phải

Đập Niêu

Một trò chơi dân gian ngày Tết khác cũng thường xuyên xuất hiện tại các lễ hội chính là trò đập niêu đất. Những chiếc niêu sẽ được treo trên 1 cây sào ngang. Từng tốp người chơi sẽ được bịt mắt trước khi bắt đầu chơi. 

Khi có hiệu lệnh, người chơi sẽ theo cảm giác để tiến về phía chiếc niêu và cố gắng dùng chày đập trúng chiếc niêu được treo. Người chiến thắng là người thành công đập vỡ chiếc niêu. 

Ngoài ra, trò đập niêu còn có phiên bản gồm 2 người chơi tạo thành 1 cặp với nhau. Người bị bịt mắt sẽ cõng người còn lại (có bịt mắt hoặc không bị bịt mắt) trên lưng và nghe theo chỉ dẫn của đồng đội để tiến về nơi đặt niêu. Khi đến nơi, người được cõng sẽ cố gắng dùng chày để đập trúng chiếc niêu trong thời gian sớm nhất có thể. 

trò chơi dân gian ngày tết
Biến tấu chơi cặp thú vị của trò đập niêu

Chơi Đu

Chơi đu có 2 cách chơi: đu đơn (1 người chơi) và đu đôi (2 người chơi cùng lúc). 

Sau khi lên đu, người chơi sẽ thực hiện đu nhún để khiến chiếc đu bay lên cao thật đẹp mắt. 

Đối với các bé, ba mẹ nên cho con chơi những chiếc đu có độ cao phù hợp và hỗ trợ đẩy đu để kéo dài vòng chơi của con. Qua trò chơi này, bé sẽ có thể tăng thêm lòng dũng cảm cũng như tự tin thể hiện bản thân hơn.

Bịt Mắt Đánh Trống

Đây là một  trò chơi tập thể rất phù hợp cho các bé chơi trong dịp năm mới. Để bắt đầu trò chơi, người quản trò sẽ chia  người tham gia thành 2 đội, mỗi đội gồm 5 đến 7 người, đứng xếp hàng trước vạch xuất phát. 

Nhiệm vụ của người chơi là cố gắng đánh trúng vào chiếc trống được đặt cách điểm xuất phát khoảng 10m trong khi bị bịt mắt. Khi trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng người chơi của mỗi đội sẽ di chuyển đến trống để đánh. 

trò chơi tết cho trẻ em
Đội nào có nhiều người chơi đánh trúng trống hơn sẽ là đội chiến thắng. 

Nhảy Sạp

Vốn là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, trò chơi nhảy sạp đã được phát triển rộng ra các địa phương khác và trở thành trò chơi quen thuộc trong những dịp hội xuân. 

Vì là trò chơi tập thể nên càng có nhiều người tham gia thì trò chơi sẽ càng sôi động. Người chơi sẽ chọn 1 trong 2 tốp để tham gia: tốp nhảy sạp hoặc tốp đập sạp. 

Cách chơi trò chơi này cũng vô cùng đơn giản, các bé chỉ cần làm quen 1 lúc là có thể chơi được ngay. 

  • Đối với tốp đập sạp: Chia thành từng nhóm 2 người, mỗi cặp sẽ ngồi hai đầu 1 cặp sạp con, gõ theo nhịp 4/4, nghĩa là cứ 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạc con vào nhau. 
  • Đối với tốp nhảy sạp: Người chơi phải nhảy lần lượt qua các thanh sạp khéo léo sao cho không dẫm lên thanh sạp. Sau khi nhảy ra ngoài thì quay lại điểm xuất phát để chờ đến lượt sau. 

Trò chơi ngày Tết này yêu cầu sự khéo léo và phối hợp nhịp nhàng của các cặp chơi, vì vậy, nó rất phù hợp để giúp các bé luyện tập khả năng làm việc nhóm và gia tăng tinh thần đồng đội. 

Đánh Quay

Trò Đánh quay thông thường sẽ được tổ chức ngoài trời, tại những bãi đất trống, bằng phẳng và rộng rãi. Mỗi người chơi khi tham gia phải có trong tay một con quay được đẽo bằng gỗ nặng, có hình tròn và thon nhọn dầu về phía đuôi. 

Luật chơi như sau: Những người tham gia sẽ chia thành 2 đội, sau đó mỗi đội lần lượt cử ra đại diện để thi đấu với đội kia. Người chơi đầu tiên là người phòng thủ, sẽ tiến hành quay con quay của mình trường. Bên còn lại là bên tấn công,có nhiệm vụ quay con quay sau và cố gắng bổ thẳng vào con quay của đối phương để khiến nó bị đổ hoặc văng đi nơi khác và nhận được điểm. 

trò chơi dân gian mùa xuân
Nếu người tấn công không bổ trúng thì vai trò của 2 bên sẽ bị đảo ngược lại, người tấn công trở thành người phòng thủ và bị buộc phải quay con quay trước để bên kia bổ lại. 

Đi Cầu Khỉ

Đây là một trò chơi ngày Tết gắn liền với văn hóa sông nước của người dân miền Tây. Những chiếc cầu khỉ bắt qua sông là 1 bài thử thách khó nhằn cho những người chơi muốn vượt qua sông 1 cách an toàn. 

Trò này không giới hạn về người chơi, càng đông người thì trò chơi sẽ càng sôi động và hấp dẫn. Cách chơi cũng vô cùng đơn giản. Địa điểm tổ chức sẽ đặt 1 chiếc cầu khỉ là 1 sào tre được bắt qua kênh hoặc mương, có độ dài tầm 10-30 mét tùy vào độ khó. 

Người chơi sẽ lần lượt bước lên cầu, tìm cách giữ thăng bằng và đi qua cầu nhanh nhất có thể. Người chiến thắng sẽ là người có thời gian di chuyển qua cầu nhanh nhất. 

Đánh Khăng

Các trò chơi ngày tết quen thuộc ở miền Bắc làm sao có thể không nhắc đến trò đánh khăng siêu hấp dẫn này. Đây là trò chơi dành cho 2 người trở lên, nếu nhiều người chơi thì sẽ chia thành 2 đội với số lượng thành viên bằng nhau. 

Trò đánh khăng thường được tổ chức ở những bãi đất trống rộng rãi. Mỗi người chơi sẽ có 2 thanh gỗ hình trụ gọi là “cái” và “con”. Thanh “cái” sẽ có chiều dài khoảng 30-40cm với đường kính từ 2-3cm, còn thanh “con” thì dài bằng 1/2-⅓ thanh “cái”. 

Người chơi phải thực hiện lần lượt các kỹ thuật đánh như: khấc, cầy, mắm, gà để giành được càng nhiều điểm càng tốt hoặc đạt số điểm mục tiêu trước đối phương.

  • Khấc: Một tay cầm cái, sau khi đặt con tiếp xúc với cái thì người chơi buông tay giữ con ra, đồng thời hất và đánh con lên bằng cái càng nhiều lần càng tốt. Một khấc được tính là một lần cái chạm vào con. 
  • Cầy: Để con nằm ngang trên lò, sau đó đặt cái xuống dưới con và dùng cái để hất con bay lên.
  • Mắm: Dùng 1 tay cầm cả cái lẫn con, sau đó tung con lên và dùng cái đánh con bay đi.
  • Gà: Đặt con nằm dọc và 1 đầu đặt ghếch lên thành lò, sau đó dùng cái gõ vào đầu ghếch lên để con nảy lên rồi tiếp tục dùng cái đánh con bay đi. Đây cũng là kỹ thuật khó nhất của đánh khăng.

Trong khi thành viên đối kia đang chơi, đội đối phương có nhiệm vụ cản phá bằng kỹ thuật bắt con trong khi con còn đang ở trên không.

Lô Tô

Một trò chơi ngày tết truyền thống khác mà các bạn nhỏ có thể tham khảo vào dịp tết này chính là trò lô tô. Dụng cụ để chơi trò này gồm có 16 tấm vé có in các số ngẫu nhiên và 90 con cờ lô tô được làm từ gỗ hoặc nhựa, mỗi con sẽ được in 1 số khác nhau trong khoảng từ 1 đến 90. 

Trò này chơi được tối đa 17 người, 1 người quản trò và 16 người chơi (mỗi người 1 tấm vé). Hoặc nếu có ít người chơi hơn thì có thể phân cho 1 người 2 tấm vé cùng màu. 90 con cờ lô tô sẽ được đựng trong túi vải.

các trò chơi dịp tết
Trò chơi được ưa chuộng trong các gia đình mỗi dịp Tết đến

Khi trò chơi bắt đầu, người quản trò (hay còn gọi là “cái”) sẽ dùng tay bốc ngẫu nhiên 1 con cờ lô tô từ trong túi vải và hô to con số đó lên. Những người chơi còn lại sẽ dò tìm trên tấm vé của mình xem con số đó có xuất hiện hay không. Nếu có, người chơi sẽ đánh dấu lại bằng sỏi hoặc tô bút chì lên tấm vé. Trò chơi kết thúc khi có người chơi “kinh”, nghĩa là hoàn thành 1 hàng ngang hoặc hàng dọc của tấm vé. 

Ngày nay, ngoài bộ cờ lô tô truyền thống, mọi người cũng có thể tìm thấy nhiều bộ lô tô hiện đại hơn, với chiếc lồng quay và những quả cầu quay số thay thế cho túi vải và quân cờ. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, điểm hấp dẫn nhất của trò chơi vẫn chính là câu hát hài hước của “cái” với vần điệu tương ứng với các số được quay ra, tạo sự thích thú cho người chơi.

Nhảy Bao Bố

Nhảy bao bố là trò chơi vận động tập thể ngày Tết rất phổ biến và được nhiều thầy cô tổ chức cho các bé chơi trong các hội xuân. Số lượng người chơi cũng không bị giới hạn, tùy vào tổng số người tham gia mà quản trò chia đội và số lượng thành viên cho phù hợp. 

Các đội sẽ chui vào bao bố và xếp hàng trước vạch xuất phát. Khi tiếng còi vang lên, người chơi đầu tiên của mỗi đội sẽ nhảy lên phía trước để tiến về vạch đích nhanh nhất có thể. Khi một thành viên đến được vạch đích thì người chơi tiếp theo của đội mới được xuất phát. 

Các đội lần lượt chơi đến khi thành viên cuối cùng chạm đích. Đội chiến thắng là đội có thời gian chơi nhanh nhất. Điểm khó nhất của trò nhảy bao bố này chính là việc phải giữ thăng bằng trong bao bố và nhảy thật nhanh. Đồng thời, sự phối hợp giữa các đồng đội cũng vô cùng quan trọng, khi người chơi sau phải chú ý người chơi trước vừa chạm đích là phải xuất phát ngay để tranh thủ thời gian.

Như vậy, các trò chơi dân gian ngày Tết sẽ giúp trẻ thoát ly khỏi trò chơi điện tử hiện đại để tìm về thế giới tuổi thơ đa sắc màu. Trẻ cũng học được rất nhiều bài học bổ ích về tinh thần đoàn kết, cách ứng xử và tư duy kết hợp rèn luyện thể chất để phát triển toàn diện hơn. Đây cũng là dịp để các thành viên gia đình giao lưu và thắt chặt sợi dây liên kết tình cảm.

  • TẢI POPS KIDS