Top 6 Cách Tái Chế Rác Thải Nhựa Bé Nào Cũng Làm Được

Vui Học -
tái chế rác thải nhựa

Tái chế rác thải nhựa là một trong những phương pháp làm giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường. Nhân dịp Ngày trái đất (22/04) và Ngày môi trường thế giới (05/06) sắp tới đây, ba mẹ và bé hãy cùng POPS Kids tìm hiểu kỹ hơn về các cách tái chế rác thải nhựa qua bài viết sau đây nhé!

1. Tái chế nhựa là gì? Tại sao phải tái chế rác thải nhựa?

Tái chế rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng là quá trình thu thập phế liệu (hoặc nhựa phế thải) và tái chế các vật liệu đó thành các vật dụng hữu ích khác. 

Dưới đây là những lý do khiến chúng ta phải tái sử dụng rác thải nhựa:

  • Số lượng rác thải nhựa xả ra môi trường ngày càng nhiều và đây là loại rác không thể phân hủy, đã gây nên hiện tượng “ô nhiễm nhựa”.
  • Rác thải nhựa làm hại đến canh tác, cây trồng vì nhựa có thành phần độc hại nếu để trong đất trong thời gian lâu dài. 
  • Rác thải nhựa cũng làm ô nhiễm môi trường nước như sông, kênh, rạch… ảnh hưởng đến sinh hoạt và chăn nuôi… 
  • Việc không tái chế nhựa còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. 

2. Những ý tưởng tái chế rác thải nhựa đơn giản

Dưới đây là những cách tái chế rác thải nhựa vô cùng đơn giản, dễ làm cho ba mẹ và bé tham khảo:

2.1 Ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây

Các sản phẩm rác thải nhựa rất lâu phân hủy trong môi trường. Vì thế, ý tưởng tái chế rác thải nhựa đơn giản như làm chậu hoa, chậu trồng cây là chúng ta đã góp phần làm giảm thiểu thải rác ra môi trường. 

ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường
Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây

Đối với cách tái chế rác thải nhựa này, ba mẹ có thể cho bé dùng chai nhựa, ly nước nhựa, hộp nhựa,… để làm thành chậu trồng cây.

  • Bước 1: Bé lấy các chai nhựa , hộp nhựa, ly nhựa,… rửa sạch bằng nước rửa chén hoặc xà bông rồi để chúng khô tự nhiên. 
  • Bước 2: Ba mẹ giúp bé dùng que sắt nung nóng, châm một vài lỗ dưới đáy để làm thành lỗ thoát nước rồi cho đất vào.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành, ba mẹ và bé có thể trồng các loại rau dễ chăm sóc như: xà lách, rau cải, mồng tơi… rồi treo hoặc để trên cửa sổ, ban công, tầng thượng,…

Với các loại hộp nhựa, lọ mỹ phẩm kích thước nhỏ thì bé có thể trồng các loại cây cảnh mini dễ thương như: sen đá, xương rồng nhỏ, hoa cẩm nhung,… bên cửa sổ. Còn đối với cốc ly uống nước bằng nhựa, bé có thể trồng các loại cây thủy sinh dạng leo như” cây trầu bà, cây ngọc ngân… rồi treo chúng trên tường hay trước cửa nhà.

>> Bạn cũng có thể cho bé tham gia lớp học vẽ màu nước chủ đề Đồng cỏ và Chuồn Chuồn. Bé vừa được phát triển năng khiếu hội họa, vừa được học thêm những kiến thức bổ ích về môi trường và thêm yêu Trái Đất xanh của chúng ta.

2.2 Ý tưởng tái chế rác thải thành đồ trang trí

Ý tưởng tái chế nhựa bảo vệ môi trường này có rất nhiều ưu điểm như: tiết kiệm chi phí, nhanh gọn mà vẫn có được các món đồ đẹp mắt. Đồng thời, đây cũng là một cách thiết thực để ba mẹ giáo dục cho các bé hiểu hơn về sự tiết kiệm và góp phần kích thích khả năng sáng tạo trong trẻ.

Trước khi thực hiện tái chế rác thải thành đồ trang trí, ba mẹ cần “sưu tập” các loại thìa nhựa sau khi ăn sữa chua, cơm hộp… 

  • Cách 1: Ba mẹ giúp bé lắp ráp những chiếc thìa này với súng bắn keo để tạo thành một chiếc đèn chùm theo ý tưởng của bé.
  • Cách 2: Bé cũng có thể tận dụng chai thủy tinh trong suốt, sau đó thêm thắt vài sợi dây thừng nhỏ ở bên ngoài và một dây đèn nháy bên trong. Sau đó, mẹ hãy giúp bé treo tại các không gian như: phòng khách, phòng ngủ,… để ngôi nhà trở nên ấm áp, lung linh và sống động hơn.
ý tưởng tái chế rác thải nhựa
Rác thải nhựa có thể tái chế để làm đèn vô cùng đẹp mắt

2.3 Cách tái chế rác thải nhựa thành vật dụng trong gia đình

Có rất nhiều những món đồ sau khi hỏng rồi nhưng vẫn có thể biến thành các vật dụng rất hữu ích khác cho gia đình. 

  • Cách 1: Đối với các can nhựa lớn không dùng nữa, ba mẹ có thể cắt đôi chúng theo đường vát xéo để tạo thành một cái hốt rác sau đó hướng dẫn bé sử dụng như một cái hốt rác bình thường.
  • Cách 2: Nếu nhà có nuôi thú cưng, ba mẹ cũng có thể tận dụng lốp xe tải cũ không dùng đến làm thành một chiếc giường ngủ cho thú cưng. Bé có thể giúp ba mẹ trang trí cho chiếc “giường ngủ” này bằng việc sơn những màu sắc sặc sỡ, trang trí thêm phụ kiện bắt mắt,…
  • Cách 3: Đối với việc tái chế quần áo cũ, ba mẹ hãy hướng dẫn bé bện lại thành thảm chùi chân, thảm lót cho thú cưng. Đây là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường vô cùng hữu ích, đã được nhiều người áp dụng và thành công.

2.4 Cách tái chế chai nhựa thành dụng cụ học tập

Việc ba mẹ cùng bé làm một món đồ chơi từ việc tái chế đồ nhựa sẽ không chỉ giúp con cảm thấy kích thích, tò mò hơn mà đây còn là một hoạt động bổ ích vì bé được vừa giải trí mà vừa làm quen với mặt chữ cái và chữ số.

Chuẩn bị: 

  • Bìa carton (hoặc giấy formex trắng 5mm)
  • 29 chai nhựa,
  • Bút lông dầu đen,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt bìa carton (hoặc giấy formex) với kích thước 40cm x 60cm.
  • Bước 2: Cắt 29 đầu vặn nắp chai (nhớ chừa thêm khoảng 2cm ở dưới thân chai), dùng bút lông dầu viết lên nắp chai 29 chữ cái tiếng Việt (nếu có nhiều chai nhựa hơn, bé có thể thêm các chữ số từ 0 đến 9).
  • Bước 3: Chia đều vị trí 29 chữ cái trên bìa carton/ giấy formex. 
  • Bước 4: Ghi chữ cái lên trên bìa carton/ giấy formex 

Cách chơi:

Ba mẹ có thể tham gia và hướng dẫn bé chơi trò đoán chữ cái. Ví dụ: ba mẹ bốc một chữ cái bất kỳ và yêu cầu bé đọc, hoặc cho bé tự sắp xếp vị trí các chữ cái ghi trên nắp chi sao cho trùng với chữ cái ghi trên bìa carton.  Đây là một cách vừa chơi vừa học để ghi nhớ hình ảnh mặt chữ rất hiệu quả.

tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi học tập
Tái chế chai nhựa thành bảng chữ cái ABC

2.5 Tạo ra siêu xe cho bé

Đây cũng là một trong những món đồ chơi “handmade” được tái chế từ nhựa rất thú vị dành cho các bé. 

Chuẩn bị:

  • Chai nhựa lớn nhỏ, 
  • Que gỗ
  • Giấy dán, bút màu,…

Cách làm:

  • Bước 1: Dùng nắp chai để làm bánh xe bằng cách dùng que gỗ (với đường kính khoảng 5mm) để kết nối 2 nắp chai lại với nhau.
  • Bước 2: Trên thân của chai, ba mẹ hãy giúp bé tạo 2 cặp lỗ tròn nhỏ sao cho vừa với que gỗ để bé có thể gắn bánh xe vào thân chai.
  • Bước 3: Hãy để bé tự do sáng tạo để trang trí xe theo ý thích của mình bằng các họa tiết từ giấy dán, bút màu,…
sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa
Tái chế chai nhựa thành siêu xe cho bé

2.6 Cách tái chế chai nhựa thành chậu hoa bằng len

Một ý tưởng tái chế đồ nhựa vô cùng độc đáo khác khi chỉ với những chai nước bỏ đi kèm vài sợi len màu, bé đã có thể làm thành một chậu hoa nhỏ xinh để trang trí góc học tập của mình.

hình ảnh tái chế rác thải nhựa
Tái chế rác thải nhựa để làm bình hoa

Chuẩn bị:

  • Chai nhựa đựng nước
  • Vài sợi len nhiều màu

Cách làm:

  • Bước 1: bé cắt phần đáy chai, ba mẹ hãy giúp bé dùng bật lửa hơ xung quanh vùng mới cắt vì phần này rất sắc, rất dễ làm đứt tay.
  • Bước 2: sử dụng các sợi len nhiều màu quấn quanh phần đáy đã được cắt. Bé hãy quấn cho đến khi phủ kín toàn bộ nhé!

>>> Hãy cho bé nhà mình tham gia học thử miễn phí các khóa học Thủ công tại POPS Kids Learn nào! Khóa học thủ công online hướng dẫn phụ huynh và bé cùng thực hiện các món đồ chơi thủ công từ những vật dụng hằng ngày có sẵn trong mỗi gia đình như bình nước, bút chì, giấy, vv. Đồng thời, giúp phụ huynh và các bé có khoảng thời gian thư giãn và dành riêng cho nhau, sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng.

Một số hình ảnh tái chế rác thải nhựa vô cùng độc đáo

Dưới đây là một số  hình ảnh tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam cho ba mẹ và bé tham khảo:

những cách tái chế rác thải nhựa
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 1
tái chế rác thải nhựa đơn giản
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 2
tái sử dụng rác thải nhựa
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 3
tái chế rác thải nhựa ở việt nam
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 4

tái chế rác thải
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 5
tái chế đồ chơi bằng nhựa cho bé
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 6
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo - hình 7
Hình ảnh tái chế rác thải nhựa độc đáo – hình 7

>>> Cùng đón xem chương trình Mẹ Con Cùng Chơi DIY để cùng nhau tạo ra những món đồ chơi dễ thương cùng các con nào! Chương trình hướng dẫn các bé có thể tự làm những đồ chơi và đồ dùng xinh xắn từ những vật dụng đơn giản và sẵn có trong ngôi nhà của mình.

Những thắc mắc thường gặp khi tái chế rác thải nhựa

Việc tái chế rác thải có ý nghĩa như thế nào?

  • Giảm lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.
  • Giảm bớt gánh nặng tiêu thụ năng lượng.
  • Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
  • Kích thích sự sáng tạo cho trẻ.
  • Tiết kiệm chi phí.

Khi tái chế rác thải nhựa, bạn cần lưu ý những gì?

  • Vệ sinh kỹ rác thải nhựa thật sạch sẽ trước khi tái chế.
  • Dặn bé hãy tránh xa các chai nhựa chứa độc hại như: chai thuốc tẩy, chai đựng chất hóa học,…
  • Hạn chế nhất thấp nhất có thể việc đốt rác thải nhựa trong quá trình tái chế.

Những loại rác thải nào có thể tái chế được?

Ngoài rác thải nhựa, chúng ta có thể tái chế các loại rác làm từ kim loại, thủy tinh, giấy,…; bao ni lông đựng thực phẩm; các thiết bị điện hoặc dụng cụ điện đã cũ không dùng đến; quần áo cũ,…

>>> Cho bé tham gia Khóa học Khoa học Academy với giáo trình được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 7 – 12 tuổi. Ngoài việc các con của bạn tham gia thảo luận và trao đổi kiến thức về các chủ đề khác nhau như vạn vật quanh ta, hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường…. mà còn tăng khả năng nhận biết các con vật và các tiếng động, trau dồi thêm kiến thức về sức khỏe để bảo vệ cơ thể tốt hơn!

Hi vọng những cách tái chế chai nhựa mà POPS Kids gợi ý trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có thêm thật nhiều ý tưởng để vừa tạo ra được những vật dụng xinh xắn, vừa bảo vệ môi trường thật tốt. Chúc các em thực hiện thành công!

  • TẢI POPS KIDS