Những Câu Chuyện Ngắn Về Bác Với Thiếu Nhi Mà Bạn Nên Biết
Những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi có rất nhiều. Nó chiếm phần lớn trong kho tàng văn học Việt Nam và luôn được trân trọng lưu giữ. Những câu chuyện này giúp cho chúng ta hiểu được những đức tính cao đẹp của Bác, từ đó noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam dạy dỗ thế hệ mai sau. Cùng POPS Kids khám phá những câu chuyện này nhé!
Xem nhanh
Bác Hồ Thăm Vườn Hoa Nghìn Việc Tốt
Đây là một trong những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi kể về hôm mùng 1 Tết năm 1967 Bác về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc và họp tại chùa Cảm Ứng.
Xe của Bác vừa đến, cậu học sinh lớp 1 tên Nguyễn Thế Hải đang chơi với các bạn bỗng hét lên: “Chú ơi! Bác Hồ! Bác Hồ!”
Bác về thăm quê hương là chuyện tốt và được mọi người mong chờ. Những đứa trẻ chơi quây quần bên xe Bác. Thấy vậy, đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các cháu rồi mở cửa mời Bác xuống xe. Sau khi bước xuống, Bác cười với các bé thiếu nhi và hỏi:
– Đi chơi Tết à?
Các bé nhanh nhảu trả lời:
– Thưa Bác, vâng ạ!
Rồi sau đó các em nhỏ thay nhau chúc Bác sức khỏe. Bác nghe thấy thế thì mừng lắm, Bác nói:Các con làm một nghìn việc tốt, vậy có nhớ và làm theo lời Bác dặn không?
– Dạ có thưa Bác! – Nguyễn Thế Hải nhanh nhảu đứng đọc liên tiếp 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh trong lớp.
Khi Bác và các đồng chí lãnh đạo khác bước lên chùa để tham dự cuộc họp. Đội thiếu nhi ấy vinh dự dâng hoa lên Bác, Bác đón nhận bó hoa của Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng và trao nó cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
– Cháu học có tốt không? Cháu có nhớ phần thưởng của Bác không?
Thắng tự hào đáp:
– Vâng, thưa Bác. Cháu được Bác thưởng hai lần: Một lần vở, một lần hai quả cam.
Bác tiếp lời:
Cháu đã được Bác khen thưởng thì phải giúp đỡ các bạn khác học thật giỏi, lao động thật tốt … để nhiều người cùng được Bác thưởng, thế là tốt rồi.
Thắng đáp
– Vâng, thưa Bác!
Đến Thăm Trường Thiếu Nhi Miền Nam
Một trong những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi tiếp theo là về câu chuyện “Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam”.
Khi nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường đã rất háo hức chuẩn bị hội trường cho hoành tráng để đón Bác.
Lúc Bác đến, mọi người mừng rỡ ùa ra đón Bác sau đó đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng Bác lại đề nghị các cô chú dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ để dạo quanh thăm các cháu của Bác trước, xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và được chăm sóc chu đáo không. Rồi Bác lấy kẹo chia cho các cháu nhưng có một bạn đang đứng nép ngoài của vẻ mặt buồn.
Thấy vậy, Bác gọi lại hỏi:
– Cháu tên gì? Vì sao lại đứng ở đây?
Cậu bé đáp rằng cậu tên Tộ, vì phạm lỗi không rửa tay, để cho tay bẩn nên bị các cô chú phạt không nhận được kẹo của Bác. Biết chuyện, Bác chỉ cười và bảo Tộ hãy đi rửa tay rồi quay lại Bác sẽ cho kẹo. Lúc ấy Bác cũng dặn Tộ từ đây hãy luôn chú ý giữ gìn đôi tay thật sách vì bàn tay của con người rất đáng quý.
Nghe lời Bác dạy, Tộ như hiểu ra và hứa với Bác sẽ luôn chăm sóc cho đôi bàn tay của mình luôn sạch sẽ.
Bể Cá Vàng Dành Cho Các Cháu
Bể cá vàng dành cho các cháu là một trong những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi nói về tình yêu của Bác dành cho các bé thiếu nhi. Bác luôn ưu tiên cho các bé.
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác, Bác đã dặn đồng chí rằng hãy xây một hàng ghế xi măng bao quanh vì khách của Bác rất nhiều, có khi tiếp đông nhiều cháu. Đồng chí đã vâng lời thực hiện và mỗi lần các cháu đến quây quần bên Bác, được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc, tìm cho Bác một bể cá để các cháu thêm vui mỗi khi đến thăm. Vâng lời Bác, đồng chí đã đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Mỗi ngày Bác đều chính tay chăm sóc cho những chú cá đó bằng những mẩu vụn bánh mì mà mình đã để dành. Từng ngày như vậy, những chú cá khỏe mạnh và lớn rất nhanh. Các cháu đến thăm Bác cũng rất thích thú với bể cá này.
Các Em Sạch Và Ngoan Thật!
Những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi không thể thiếu được Các Em Sạch Và Ngoan Thật! Vào đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình được các em thiếu nhi xóm Dân Chủ chào đón khi cùng hát vang bài Giải Phóng Miền Nam.
Trước khi cho kẹo, Bác đã hỏi thăm các cháu của mình có ngoan và nghe lời cha mẹ không. Khi tất cả đều đồng thanh đáp là có, Bác bảo các em chìa tay ra để Bác cho kẹo. Những bàn tay xinh xắn của các bé làm cho Bác vui mình vì thông qua đó Bác hiểu rằng dân làng ở nơi đây đang có cuộc sống thay đổi và phát triển từng ngày.
>>>Xem thêm: Những Bài Hát Về Bác Hồ Hay Nhất Dành Cho Thiếu Nhi
Cháu Bé Bao Nhiêu Tuổi?
Cháu bé bao nhiêu tuổi? nằm trong những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi thể hiện sự quan tâm và yêu thương của Bác đối với các em nhỏ. Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công Bác Hồ đã rất thích thú khi nghe tiếng trống ếch. Những bước đi của các em cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng lại không thể giấu đi được sự ngây thơ.
Bác thường hay có thói quen vào mỗi tối làm việc, khi có tiếng hát của cháu bé vang lên. Bác đều ra hiệu dừng lại cùng lắng nghe. Rồi Bác hỏi:
– Chú hãy thử đoán xem, cháu bé này bao nhiêu tuổi?
Khi các chú đoán, có khi đoán đúng ý Bác, có khi đoán trật. Mọi người sau đó cùng nhau thảo luận về chủ đề này. Có lần khi có đồng chí không hiểu vì sao Bác làm việc mà vẫn để đài, hỏi ra mới biết Bác muốn nghe cho có tiếng người để thêm có động lực, để không gian đỡ nhàm chán.
Để Các Cháu Làm Chủ
Thỉnh thoảng có những hôm nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi. Có hôm Bác đi dạo tham quan thì thấy một phòng có kê các ghế băng. Bác hỏi các đồng chí những cái ghế đó để làm gì. Đồng chí nói rằng để dành cho các cháu bị mệt. Thấy thế Bác trách nhẹ rằng để cho các cháu mà sao lại không có giường.
Ngày hôm sau, tại nơi đó đã xuất hiện những chiếc giường xinh xắn theo yêu cầu của Bác. Thế mới thấy tình yêu thương của Bác đối với các bé thiếu nhi là ưu tiên và vô điều kiện. Những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi thể hiện từng chi tiết về tình yêu thường đặc biệt của Bác dành cho các bé.
Bác Nhớ Các Cháu Thiếu Niên Dũng Sĩ Miền Nam
Tháng 12 năm 1968, các chiến sĩ trẻ miền Nam đang học tập ở khu Tả Ngạn thì được một số cô chú mang ô tô ra đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết… vẫn chưa hiểu có chuyện gì. Vào đến sân Phủ Chủ tịch họ mới hay biết là được vào gặp Bác Hồ.
Họ chỉ vừa bước chân xuống xe đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác và trò chuyện.
Sau đó Bác Hồ mời các đồng chí vào ăn cơm chung với hai bác. Bữa cơm không có nhiều thịt, cá nhưng rất ấm cúng. Các chiến sĩ được ăn cơm với Bác Hồ, Bác Tôn. Nê là người nhỏ nhất trong nhóm và lúc nào cũng được Bác gắp đồ ăn cho.
Khi ăn xong Bác đã tặng cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba cuốn sách “Người tốt, việc tốt”.
Bác nói:
– Các cháu vào đây hôn hai bác rồi về.
Sau đó, Bác Hồ căn dặn các cháu nhớ học tập tốt. Rồi Đoàn Văn Luyện mạnh dạn thưa Bác:
– Thưa Bác, chúng cháu tưởng hai bác gọi đến là có việc cần.
Bác cười hiền và nói:
– Hai bác nhớ các cháu nên gọi các cháu về để gặp gỡ, hỏi han.
Nghe vậy, Luyện và các bạn đều xúc động rơi nước mắt. Hai bác đã già, trăm công nghìn việc nhưng lòng vẫn nhớ đến những người con phương Nam.
Quây Quần Bên Bác
Hôm đó, các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam biểu diễn báo cáo thành tích cho Bác nghe. Đó cũng là lần cuối các cháu được làm điều này cho Bác. Tuy
sức khỏe Bác đã yếu nhưng Bác rất vui khi thấy các cháu biểu diễn đàn rất giỏi.
Bác đã gọi các cháu lại để căn dặn sau này phải cố gắng học giỏi để phục vụ cho nhân dân. Rồi Bác ôm và hỏi han từng cháu. Lúc chia kẹo cho các bé, Bác không quên bảo rằng: “chia kẹo cho cháu này thêm một cái vì bé nhất.” Điều này cho thấy rằng, Bác luôn để ý và quan tâm đến từng đứa trẻ. Tình yêu này không phải mà một vị lãnh tụ nào cũng có được. Nó làm cho chúng ta càng thêm yêu những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi.
Câu Chuyện Quả Táo Của Bác Hồ
Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp và được trẻ em ở đó quây quần chào đón. Câu chuyện Quả Táo là một trong những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc đến.
Hôm ấy ở Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Khi tiệc tàn, mọi người đều chú ý đến một hành đồng nhỏ của Bác và thắc mắc rằng tại sao một vị khách quý như Bác khi ăn tiệc xong lại mang theo một quả táo.
Khi Bác bước ra cửa, có tụi nhỏ đã chạy ra đón chào Bác. Bác cười rồi bế một em gái nhỏ nhất hôn và đưa cho quả táo. Lúc này mọi người cảm động và hiểu ra hành đồng kỳ là của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện này được các báo đăng lên trang nhất khiến cho ai cũng biết đến Câu Chuyện Quả Táo của Bác Hồ.
>>>Xem thêm: 10 Phim Hoạt Hình Lịch Sử Việt Nam Ý Nghĩa Dành Cho Thiếu Nhi
Thiếu Nhi Tiệp Khắc Với Bác Hồ
Trong chuyến thăm Tiệp Khắc, Bác Hồ đã tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm. Các em nhỏ nào cũng muốn được đứng cạnh Bác nên đã chen chúc nhau và tranh nhau rất quyết liệt. Để ổn định trật tự, Bác Hồ đã nghĩ ra sáng kiến, Bác hỏi các cháu có thấy Bác gầy không? Vậy là các cháu đều đáp Bác rất gầy.
Lúc này, Bác tiếp lời và hỏi rằng: “các cháu có muốn Bác gầy không?”
Tất cả đều đồng thanh trả lời:
– Không ạ
Bác nói: “Vậy các cháu đừng xô đẩy nhau để hôn Bác nữa. Xin chỉ cử một đại biểu để hôn Bác.”
Sau lời Bác, mọi người trật tự và cử đội trưởng thay mặt mọi người hôn Bác. Bác cảm ơn thiếu nhi Tiệp Khắc, còn các chú bảo vệ thì cảm ơn Bác đã có sáng kiến giữ gìn trật tự mà vẫn giữ được những người con Tiệp Khắc kính yêu với Bác.
Những câu chuyện ngắn về bác với thiếu nhi trên tuy đơn giản nhưng chứa đầy bài học ý nghĩa và cách cư xử đầy yêu thương của Bác đối với các em nhỏ. Hãy theo dõi POPS Kids để theo dõi thêm những bài viết tiếp theo nhé!