Những Câu Hỏi Khoa Học Vui Mà Ai Cũng Từng 1 Lần Thắc Mắc
Những câu hỏi khoa học thú vị luôn là cách thức tuyệt vời để dạy cho con kiến thức về thế giới khoa học. Bố mẹ và bé có thể trả lời được bao nhiêu câu hỏi trong số 7 câu hỏi khoa học cho bé dưới đây? Thử thách ngay nhé!
Xem nhanh
1. Tại sao trên trời lại có cầu vồng?
Bình thường vào những ngày thời tiết đẹp, chúng ta khó có thể bắt gặp được hình ảnh cầu vồng trên bầu trời. Nhưng vào những ngày có mưa, khả năng bắt gặp được cầu vồng sẽ cao hơn rất nhiều. Vậy vì sao cầu vồng lại xuất hiện?
Xem chi tiết lời giải: https://kids.pops.vn/video/me-oi-tai-sao-tap-5-tai-sao-tren-troi-co-cau-vong-5d82f9f8dc2a3408648a6901
Cầu vồng là 1 vòng cung ánh sáng có nhiều màu sắc, thường xuất hiện sau những cơn mưa. Sau mỗi cơn mưa, những giọt nước bé tí trong suốt như lăng kính vẫn còn lơ lửng giữa không trung. Khi ánh sáng chiếu vào những chiếc lăng kính làm từ nước mưa này, sẽ gây nên hiện tượng phản xạ và khúc xạ đến mắt chúng ta, khiến ta nhìn thấy cầu vồng với 7 màu sắc rực rỡ.
Vì cần ánh sáng chiếu vào nên cầu vồng chỉ có thể thấy được vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì buổi trưa nhiệt độ cao, hơi nước thường bay hơi nhanh nên không có nhiều giọt nước tập trung để tạo thành cầu vồng.
Thỉnh thoảng ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng tại những thác nước lớn vì ở đây cũng tập trung nhiều giọt nước nhỏ li ti trong không trung như sau mưa.
2. Sao băng là gì?
Đây là một câu hỏi khoa học mà ai cũng từng thắc mắc ít nhất 1 lần trong đời. Xung quanh Trái Đất có rất nhiều hành tinh khác nhau như Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. Ngoài những hành tinh đó ra, còn có những vật thể nhỏ quay xung quanh mặt trời gọi là thiên thạch.
Bình thường các thiên thạch chỉ quay xung quanh 1 quỹ đạo nhất định, nhưng khi bị tác động như xảy ra va chạm, chúng sẽ thay đổi hướng quay và có thể đi vào Trái Đất. Khi đó, chúng sẽ lao rất nhanh vào Trái Đất, tạo ra ma sát lớn, khiến những hạt nhỏ li ti xung quanh thiên thạch bị bốc cháy, tạo ra sao băng với những tia sáng rực rỡ đẹp mắt khi nhìn từ xa. Đa số sao băng có kích thước khá nhỏ nên thường cháy rụi hết trước khi tiếp đất nên không gây hại gì cho Trái Đất chúng ta.
3. Tại sao bầu trời lại có màu xanh?
>> Xem giải đáp chi tiết tại đây
Xung quanh Trái Đất được bao phủ 1 lớp không khí dày gọi là bầu khí quyển. Lớp khí quyển này chứa rất nhiều bụi bẩn và hơi nước, giúp lọc bớt những tia sáng gây hại cho sinh vật trên Trái Đất.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất theo đường thẳng, những tia sáng 7 màu trong ánh sáng mặt trời sẽ gặp lớp bụi bẩn hơi nước này tại bầu khí quyển, có thể bị phản chiếu và thay đổi hướng đi khác tùy vào đặc tính của từng tia sáng.
Tia màu đỏ, màu vàng và màu cam sẽ xuyên qua bầu khí quyển và tạo thành những tia nắng mà ta hay thấy. Còn những màu khác như màu xanh lá, chàm, tím sẽ bị phản chiếu và đi theo những hướng khác nhau.
Tia màu xanh thì đặc biệt hơn, không xuyên qua bầu khí quyển, cũng không bị phản chiếu đi nơi khác, mà chúng sẽ bị lớp bụi bẩn và hơi nước hấp thụ, làm những tia sáng màu xanh tỏa ra khắp nơi. Bầu trời có màu xanh cũng là vì lý do này.
4. Cá có ngủ hay không?
Đây là 1 câu hỏi khoa học vui mà các bạn nhỏ hay hỏi bố mẹ. Cũng giống như những loài động vật khác, cá cũng cần phải nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Nhưng chúng ta không thể thấy được loài cá đi ngủ đâu. Lý do là vì cấu tạo của mắt cá không giống như những loài động vật khác. Những loài động vật thường nhắm mắt khi đi ngủ, còn cá thì không có mí mắt nên không thể nhắm mắt được. Vậy nên dù cá có ngủ hay không thì ta cũng không thấy được cá nhắm mắt.
Khi đi ngủ, mắt cá vẫn mở, nhưng chúng sẽ chìm dưới nước, ngừng bơi và đứng yên một chỗ để nghỉ ngơi. Ngoại trừ những loài cá có tập tính ngủ đông hoặc ngủ hè, đa số loài cá còn lại có thời gian ngủ khá ít và dễ bị đánh thức bởi môi trường bên ngoài.
5. Vì sao lá cây có màu xanh?
Để trả lời cho câu hỏi khoa học vì sao lá cây có màu xanh, trước hết các bé cần biết rằng, trong lá cây có nhiều hạt màu xanh nhỏ gọi là diệp lục. Diệp lục là thành phần vô cùng quan trọng đối với cây xanh, chúng sẽ dùng nước và ánh sáng mặt trời để quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng nuôi sống cây.
Mặt trên lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới là vì mặt trên được hấp thụ nhiều ánh sáng hơn nên diệp lục sẽ nhiều hơn phần lá hướng về phía đất.
6. Trên trời có tổng cộng bao nhiêu vì sao?
Xem video giải thích: https://kids.pops.vn/video/me-oi-tai-sao-tap-7-tren-troi-co-bao-nhieu-ngoi-sao-5d8303acdc2a3408648a6905
Trong vũ trụ rộng lớn có rất vô số vì sao mà chúng ta không thể nào đếm được. Vũ trụ mà con người đang quan sát được có khoảng 200 tỷ thiên hà và chỉ riêng thiên hà Milky Way có tới 100-400 tỷ ngôi sao.
Con người chúng ta có thể nhìn thấy khoảng 9600 ngôi sao trên bầu trời bằng mắt thường và khoảng hơn 50 nghìn ngôi sao khi dùng kính viễn vọng để quan sát.
7. Nên tưới nước cho cây vào lúc nào?
Dù tưới cây là hoạt động thường ngày nhưng không phải ai cũng có thể trả lời chính xác được câu hỏi khoa học vui này đâu nha. Vào buổi trưa, trời nắng gắt, nhiệt độ của không khí cũng tăng cao. Khi tưới nước cho cây vào buổi trưa, đất trong chậu cây sẽ nguội đi rất nhanh, trong khi không khí vẫn nóng bức như cũ. Sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ khiến cây chưa kịp thích nghi và có thể chết.
>> Xem thêm: Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa
Thời điểm thích hợp nhất để tưới cây là buổi sáng và chiều tối. Vì lúc này trời râm mát, nhiệt độ của nước và đất không chênh lệch quá nhiều. Còn nếu trời râm mát cả ngày thì chúng ta có thể tưới nước cho cây lúc nào cũng được.
Bé còn câu hỏi khoa học vui nào cần giải đáp không? Theo dõi ngay chương trình Mẹ Ơi Tại Sao được phát sóng trên POPS Kids hoặc tìm đọc cuốn sách 10 vạn câu hỏi vì sao về khoa học để xem thêm những câu đố vui và trau dồi kiến thức khoa học cùng POPS Kids nhé!